Cảnh báo nguy cơ cơ gây ung thư gan từ thói quen sử dụng thớt mà hầu hết chị em đều không để ý tới!
15/07/2023
Đối với các công đoạn nấu nướng hằng ngày, thớt là vật dụng được dùng thường xuyên để băm chặt thức ăn. Chị em nội trợ dùng thớt để chặt thịt sống, thái thịt chín, thớt để thái băm rau củ quả tùy thích theo món.
Hầu hết theo thói quen của người Việt, chiếc thớt gỗ hầu như được sử dụng nhiều nhất. Thế nhưng ít ai kiểm tra và thay thế thớt định kỳ khi thớt có những vết nứt, xước răm hay mùn do sử dụng lâu. Một chiếc thớt dù là thớt gỗ hay thớt nhựa, nếu vẫn còn băm chặt tốt, không có vấn đề gì xảy ra, chúng ta hiếm khi nghĩ đến chuyện thay mới.Chính thói quen khi sử dụng thớt như vậy, gây nguy cơ bị nhiễm độc rất cao, tiềm ẩn các bệnh về tiêu hóa, đặc biết khuyến cáo của 𝐅𝐃𝐀 có thể gây ung thư gan cao.
- Đặc tính của thớt gỗ là làm bằng gỗ nên có tính hút ẩm, vi khuẩn có cơ hội sinh sôi nảy nở trên mặt thớt. Nếu chỉ rửa sạch rồi treo lên trong nhà bếp cho khô thì thớt lúc này vẫn không đảm bảo được làm khô hoàn toàn sau mỗi lần sử dụng. Do đó, cách làm này có thể khiến thớt gỗ trở thành nơi trú ngụ của vi khuẩn.
- Nấm mốc: Đây được xem là môi trường lý tưởng để nấm mốc sinh trưởng, gây tình trạng đen, ố trên bề mặt thớt. Khi chà, rửa không sạch tại các vết rắm, xước sẽ bám dính trên thực phẩm khi cắt thái & gây mùi khó chịu, dễ dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
- Các vết nứt vỡ lớn còn là nơi trú ngụ của kiến, gián, thậm chí là mối mọt, nhất là rết, gây ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề vệ sinh & an toàn thực phẩm...
- Ký sinh trùng, vi khuẩn, sán... trong thực phẩm tươi sống: Rất nhiều gia đình có thói quen sử dụng một chiếc thớt cho tất cả các công đoạn chế biến món ăn. Sau khi cắt thịt cá tươi sống, thường rửa sơ sau đó cắt rau củ và thậm chí là thức ăn đã được nấu chín. Điều này được cảnh báo là cực kì nguy hiểm. Trên thực phẩm tươi sống như các loại thịt cá đều có nhiều vi khuẩn,sán, vi sinh vật, ký sinh trùng... cho dù đã rửa nhưng không thể nào sạch hết. Vì vậy, khi dùng thớt này để cắt thực phẩm chín, những vi khuẩn này sẽ lại một lần nữa bám vào thức ăn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm, các bệnh về đường tiêu hóa.
Vì vậy, cho dù gia đình bạn đang sử dụng thớt gỗ, thớt nhựa hay các loại thớt hợp kim khác, hãy chú ý đến việc:
- Phân loại thớt & phân loại thực phẩm khi chế biến món ăn. Đảm bảo sử dụng ít nhất 3 thớt trong căn bếp và tránh tối đa việc sơ chế thịt tươi sống, đồ ăn chín & rau củ, trái cây trên cùng một chiếc thớt. Tuyệt đối ngưng ngay thói quen sử dụng thớt theo cách:
Thớt thái thịt, cá tươi sống và sử dụng ngay sau đó cho việc thái đồ ăn đã nấu chín.
Thới thái thịt, cá tươi sống và sử dung sau đó cho việc cắt thái trái cây, rau củ.
- Vệ sinh thớt sạch sẽ thường xuyên, trước và sau khi sơ chế thực phẩm. Đảm bảo vị trí trí treo, đặt thớt phải luôn khô ráo, tránh nơi ẩm ướt, thiếu nắng.
- Kiểm tra tình trạng thớt trước khi sử dụng. Thay thế thướt mới định kỳ theo khuyến cáo và bỏ ngay những chiếc thớt có dấu hiệu hư hại ngay cả khi chúng chưa đến kỳ hạn cần thay.
Chỉ với những quan tâm & thay đổi thói quen hàng ngày trong việc nấu nướng, bạn hoàn toàn có thể bảo vệ bạn & gia đình khỏi những mối lo ngại về vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm. Đừng để chiếc thớt của gia đình trở thành nguyên nhân gây nên những vấn đề về sức khỏe, nhất là ung thư gan.
Lựa chọn thớt phù hợp và sử dụng đúng cách sẽ giúp các chị nội trợ an tâm hơn với công việc vào bếp & sức khỏe gia đình. EU House luôn tin tưởng lựa chọn thương hiệu hàng đầu về thớt Joseph Joseph để các chị tin dùng.