Bếp hồng ngoại
25/11/2018
Bếp từ và bếp hồng ngoại là những sản phẩm bếp sử dụng điện rất được ưa chuộng trên thị trường. Mỗi dòng bếp đều có những tính năng ưu việt phù hợp với nhu cầu nấu nướng của nhiều gia đình.
Nhưng không phải người mua nào cũng đã hiểu rõ về sự khác nhau của bếp từ và bếp hồng ngoại để có thể đưa ra được quyết định chính xác nhất là nên mua dòng bếp nào cho gia đình mình.
Bếp hồng ngoại và bếp từ là hai dòng đều là những dòng bếp sử dụng điện năng nên không có phản ứng đốt cháy oxi như bếp ga do đó bếp sẽ không sinh ra các chất độc hại cho sức khỏe con người, đồng thời xoong nồi cũng được giữ nguyên như mới. Ngoài ra, bếp hồng ngoại đều được thiết kế tinh tế có nhiều tính năng nấu nướng an toàn và tiện dụng.
Tuy nhiên, ngoài điểm giống nhau ra thì hai dòng bếp này đều có những điểm khác nhau cơ bản như sau:
1. Bếp hồng ngoại ( bếp điện) Bếp hồng ngoại (hay còn gọi là bếp halogen hoặc bếp điện) ứng dụng nguyên lý bức xạ nhiệt của tia hồng ngoại. Khi hoạt động tia hồng ngoại được phát ra từ bóng đèn halogen đặt dưới mặt kính bếp, sau đó đốt nóng mặt kính rồi mới truyền nhiệt đến nồi nấu. Đáy nồi nhận được nhiệt lượng sẽ làm chín thức ăn bên trong một cách nhanh chóng. Từ nguyên lý hoạt động này chúng ta có thể rút ra ưu và nhược điểm của dòng bếp này như sau:
+ Ưu điểm Với phương thức truyền nhiệt trực tiếp mặt kính lên xoong nồi nấu lên với bếp hồng ngoại bạn thoải mái sử dụng các loại xoong nồi khác nhau như: nồi đất, nồi thủy tinh, nồi nhôm, ... đồng thời hiệu suất đun nấu của bếp hồng ngoại cao hơn nhiều so với bếp ga. Vì lượng nhiệt của bếp hồng ngoại tập trung phần lớn trên mặt bếp nên bạn có thể tận dụng lượng nhiệt này của bếp để hâm nóng, rã đông thức ăn sau khi tắt bếp, thậm chí bạn còn có thể nướng thực phẩm trên mặt bếp. Bếp hồng ngoại khi hoạt động không xảy ra phản ứng đốt cháy nhiên liệu như bếp gas hay bếp củi lên bếp sẽ không sinh ra các chất độc hại ảnh hưởng tới sức khỏe của người dùng.
+ Nhược điểm: Bếp hồng ngoại tỏa nhiệt vuông góc theo diện tích phát sáng của bóng đèn nên cho dù diện tích nồi của bạn là bao nhiêu bếp vẫn tỏa nhiệt với một diện tích nhất định, những phần nhiệt ngoài vùng tiếp xúc sẽ bị lãng phí và tốn điện, phần nhiệt thoát ra môi trường ngoài cao, có thể làm nóng bếp và thành nồi, dễ gây bỏng nếu tiếp xúc mặt bếp.
2. Bếp từ có cấu tạo hoàn toàn khác biệt với bếp hồng ngoại. Bếp từ sẽ hoạt động dựa trên nguyên lý từ trường, người ta đặt một cuộn dây sinh từ dưới một tấm vật liệu cách điện, cách nhiệt (thường là mặt kính bằng gốm sứ thủy tinh). Khi cho dòng điện chạy qua, cuộn dây sẽ ngay lập tức tạo ra từ trường trong khoảng cách vài milimét trên bề mặt bếp. Đáy nồi làm bằng kim loại (sắt nhiễm từ) nằm trong từ trường này sẽ được dòng từ trường tác dụng và tự nóng lên, nấu chín thức ăn như đối với cách đun nấu thông thường. Dòng từ trường được tạo ra chỉ có tác dụng với các vật dụng bằng kim loại, diện tích đáy nồi đến đâu, từ trường sinh ra dòng điện đến đó.
3.Bếp điện từ:
Bếp điện từ là bếp có sự kết hợp của cả 2 vùng nấu. Bên vùng nấu điện hay còn gọi là bếp hồng ngoại sẽ hoạt động theo cơ chế nhiệt truyền từ mặt kính nên xoong nồi nấu để làm chín thức ăn trong nồi, còn bên bếp từ sẽ hoạt động dựa trên nguyên lý từ trường .
Với cấu tạo như vậy bạn sẽ thấy dòng bếp này có ưu điểm vượt trội khi mà vừa khắc phục được nhược điểm đun nấu nóng của bếp hồng ngoại lại vừa khắc phục được nhược điểm kén xoong nồi của bếp từ. Sử dụng bếp điện từ đem lại cho bạn hiệu suất đun nấu cao, đặc biệt nếu tính riêng vùng nấu từ hiệu suất đun nấu đạt tới 85 - 90% nên rất tiết kiệm điện năng.
Bếp điện từ là dòng bếp đa năng nhất hiện nay khi mà trên cùng một chiếc bếp bạn vừa có thể sử dụng được nhiều loại xoong nồi nấu và thích hợp cho những món ăn cần thời gian đun nấu lâu như những món ninh, hầm, rán, ... đồng thời bạn lại vừa có thể đun nấu nhanh chóng, tiết kiệm điện năng bên vùng nấu từ với những mớn như: luộc, xào, đun sôi, ...